Sống Chung Với Ung Thư, Những Điều Bạn Cần Biết
Tinh thần mạnh mẽ và lạc quan sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên, việc cảm xúc thay đổi thất thường khá là phổ biến sau khi bạn được chẩn đoán mắc ung thư. Buồn, lo lắng và sợ hãi là những cảm xúc hoàn toàn tự nhiên trong suốt quảng đường trị ung thư của bạn.
Đối mặt với những cảm xúc bất thường này thường không dễ ở giai đoạn đầu. Khi bạn được chẩn đoán mắc ung thư, việc bạn xác định và thể hiện cảm xúc của bạn là rất khó. Tuy nhiên, kiểm soát những cảm xúc này của bạn có thể giúp bạn giảm bớt stress. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện cả sức khỏe thể chất lần tin thần.
Mục lục
Bệnh nhân phản ứng với ung thư như thế nào?
Đối phó với cảm xúc và niềm tin của người khác về ung thư cũng có thể là một thử thách. Ví dụ, những người thân gần gũi bạn có thể lo lắng mất đi bạn. Họ có thể lo lắng về những sự thay đổi trong cuộc sống của bạn có thể ảnh hưởng đến họ. Việc đối phó với nỗi sợ của những người khác trong khi bạn đang tự đối mặt có thể là rất khó.
Thông thường, bệnh nhân thường không chắc chắn phải nói như thế nào khi họ biết bạn đang mắc ung thư. Mặc dù là họ sẽ cố gắng ủng họ cho bạn, một số người có thể nói hay làm những thứ làm tổn thương cảm xúc của bạn hay xúc phạm bạn. Một số người cảm thấy không thoải mái khi nghĩ về khả năng họ mang ung thư trong cuộc sống họ. Bởi vì nỗi sợ của chính họ, họ có thể không biết cách tốt nhất để giúp bạn vượt qua căn bệnh này.
Thông thường, mọi người cũng có thể truyền bá các thông tin không chính xác, niềm tin hay huyền thoại sai lệch về ung thư. Ví dụ mặc dù bạn vần chư biết nguyên nhân nào dẫn đến loại ung thư của bạn, mọi người có thể cố gắng nói cho bạn biết nguyên nhân ung thư của bạn. Họ có thể nói cho bạn những ý kiến để có được cách điều trị ung thư tốt nhất. Những ý kiến hay niềm tin này có thể khác với ý kiến của riêng bạn.
Nếu việc này xảy ra, hãy cứ thoải mái nói ra và cho họ biết là bạn rất trân trọng sự quan tâm của họ. Nhưng cũng cứ nói cho họ biết nếu họ không thể giúp gì được cho bạn. Nếu những ý kiến này của họ liên quan đến họ, nói với những người bạn tin tưởng về những thứ mà họ nói. Và hãy thỏ luận bất kì lời khuyên y học với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Những thứ đầu tiên bạn nên làm (sau khi hít một hơi thật sâu):
- Tìm bác sĩ tốt nhất cho bệnh của bạn: sẵn sàng đi xa để gặp bác sĩ và luôn luôn đón nhận những lựa chọn thứ hai, ba hay kể cả thứ tư để chắc chắn rằng bạn có phương pháp điều trị tốt nhất.
- Lên kế hoạch hồi phục: kết hợp một đội ngũ các bác sĩ tây phương cũng như các bác sĩ tích hợp (để chỉ bạn làm thế nào để xây dựng hệ miễn dịch và tinh thần) để tạo ra một công thức khỏe mạnh tốt nhất. Hỏi người thân hay bạn bè để tìm mọi thông tin trên mạng hay sách. Nếu bạn muốn hồi phục, bạn phải chủ động, có tiếng nói và sử dụng chúng.
- Tập trung thay đổi lối sống: Thứ duy nhất mà bạn có thể kiểm soát là thứ bạn ăn, thứ bạn uống và bạn di chuyển như thế nào. Bác sĩ khuyên bạn nến khám phá các chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện cà sử dụng các liệu pháp thay thế như xoa bóp, yoga và thiền để giúp tăng cường và duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Thành lập hay tham gia các nhóm hỗ trợ: Không ai có thể hiểu bạn nhiều bằng những người hiện đang mắc ung thư khác. Có một nguồn sức mạnh tuyệt vời trong chính họ.
- Hãy sống. Đừng đợi được cho phép để sống. Chỉ bởi vì bạn mắc ung thư không có nghĩa là cuộc sống của bạn đã hết. Hãy đầu sống, chỉ đơn giản như vậy thôi.
Chấp nhận cảm xúc của bạn

Tử tế với chính bạn và tránh đánh giá bản thân cho cảm xúc của bạn. Cố gắng chú ý đến cái mà đang cảm thấy, và dành thời gian với những người sống lạc quan và có thể truyền tinh thần tốt cho bạn. Những thử thách về cảm xúc sẽ giảm dần đi và tan biến khi bạn bắt đầu đi vào liệu trình điều trị ung thư. Cảm giác hy vọng và tự tin sẽ tăng dần qua thời gian.
Bạn có thể sử dụng những cách sau để đối mặt với cảm xúc của mình:
- Viết báo hay nhật kí
- Vẽ, tô màu, điêu khắc hay làm những dạng mỹ thuật khác
- Có những hoạt động thể chất như đi bộ, chạy hay đạp xe
- Tập yoga, thiền hay những phương pháp thư giản khác
- Chơi hay nghe nhạc
- Nói ra những câu nói có hướng tích cực
- Chia sẽ cảm xúc của bạn với những người bạn tin tưởng hay những người thương yêu
- Tập trung những phần sức khỏe mà bạn có thể kiểm soát như ăn uống lành mạnh
Việc bạn cảm thấy mất mác là rất tự nhiên sau khi nhận kết quả chẩn đoán ung thư. Đầu tiên, suy nghĩ về việc sống với ung thư và điều trị là quá mức với bạn. Ngay cả một số người có thể nghĩ đến việc từ bỏ niềm hi vọng. Có được những nguồn hỗ trợ là một phần quan trọng để bạn có thể đối phó với những cảm xúc này. Việc bạn có một đội ngũ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đi cùng với bạn trong suốt và sau quá trình điều trị là cần thiết.
Nếu cảm giác buồn và trầm cảm ngày càng nhiều qua thời gian, bạn nên nói ngay với bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bạn. Hãy hỏi để được giới thiệu một chuyên gia chuyên nghiệp có thể giúp bạn
Nhận ra trầm cảm

Viện quốc gia về sức khỏe tâm thần (The National Institute of Mental Health) định nghĩa trầm cảm khá phổ biến nhưng là một bệnh nghiêm trọng. trầm cảm bao gồm cảm giác đi xuống và tuyệt vọng trong vòng vài tuần một lần.
Dầu hiệu của trầm cảm bao gồm:
- Cảm thấy bối rối
- Cảm thấy quá mức hay mất niềm tin
- Có vấn đề về trí nhớ hay suy nghĩ
- Ngủ quá nhiều hay quá ít
- Cảm thấy cực kì mệt mỏi và không có năng lượng
- Ăn ít hay không muốn ăn
- Cảm giác rất buồn và không thể giúp được
- Sụt cân hay tăng cân
Mọi người thường dùng thuốc để đối phó với trầm cảm. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể cho bạn tư vấn và thuốc. hãy cho họ biết ngay khi có thể nào chứng trầm cảm của bạn ngày càng tệ hay không cải thiện và nếu bạn có những vấn đề trong cuộc sống do trầm cảm. Bạn có thể cần phải thay đổi thuốc.
Nếu bạn có suy nghĩ làm hại đến bản thân hay người khác, hãy liên hệ ngay đến bác sĩ của bạn hay đến ngay phòng cấp cứu bệnh viện để được trợ giúp. Gọi 113 và đề nghị hỗ trợ nếu bạn không thể liên lạc bác sĩ của bạn.
Đặt câu hỏi để được giải đáp tất cả thắc mắc khi sống chung với ung thư
Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư hay các bệnh nhân khác được trang bị đầy đủ thông tin thường sống tốt hơn và trải qua ít tác dụng phụ hơn những người chỉ đon thuần nghe theo chỉ định của bác sĩ mà không có bất kì câu hỏi nào. Có nhiều thông tin hơn sẽ giúp họ kiểm soát được bệnh tình của họ – cảm giác này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Quy tắc đầu tiên: đừng để bị dẫn dắt bởi bác sĩ của bạn. Đặt câu hỏi để bác sĩ giải thích bất cứ thứ gì và mọi thứ mà bạn không hiểu. Chuẩn bị câu hỏi trước cuộc hẹn (để giảm lo lắng và thiếu sót) – và mang theo sổ tay để ghi lại câu trả lời và những thông tin quan trọng khác.
Tìm sự hỗ trợ cảm xúc cho bạn
Bạn có thể cảm thấy cô độc khi nghe về chẩn đoán ung thư của bạn. Đầu tiên, bạn có thể suy nghĩ làm thế nào bạn có thể vượt qua nó. Bạn có thể tìm thấy sức mạnh khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bạn với những người khác mà có thể hiểu được những thứ bạn đang trải qua.
Có nhiều bệnh viện và trung tâm ung thư có những người phục vụ cộng đồng hay nhân viên định hướng hỗ trợ về ung thư. Họ chuyên về làm việc với những bệnh nhân ung thư và có thể giúp bạn giao tiếp với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn và những người khác. Họ có thể giúp bạn nói về những kinh nghiệm của họ và tìm cách giúp bạn vượt qua. Những người phục vụ cộng đồng cũng có thể giúp bạn về những vấn để bảo hiểm và tài chính. Nếu bạn vẫn chưa sẵn sàng để gặp người phục vụ cộng đồng, bạn có thể xin giới thiệu từ bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Nhóm hỗ trợ ung thư có thể cung cấp những nơi an toàn để chia sẽ kinh nghiệm với những bệnh nhân đang đối mặt với ung thư. Mỗi nhóm hỗ trợ sẽ khác nhau. Bạn có thể cần thử vài nhóm để tìm ra nhóm nào là phù hợp nhất cho bạn. Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giúp bạn tìm ra nhóm hỗ trợ ung thư ở khu vực sống của bạn.
https://www.livestrong.org/we-can-help/just-diagnosed/your-emotions-after-cancer-diagnosis
https://www.scientificamerican.com/article/living-with-cancer-8-things/