Nguy cơ ung thư di truyền cao ở các loại ung thư nào? Bạn đã biết để phòng ngừa?
“Cô ấy có đôi mắt giống mẹ”, “bé trai có khuôn mặt giống bố như đúc”, những lời nói như thế này cho thấy được chúng ta đều thừa hưởng một phần đặc điểm từ bố mẹ. Và những đặc điểm này có thể rất dễ nhận biết như nét mặt, chiều cao, màu tóc,… Ngoài ra thì cũng có một vài đặc điểm vô hình và luôn tồn tại bên trong cơ thể và không phải điều gì thừa hưởng từ bố mẹ cũng đều tốt đẹp. Cụ thể hơn là các đột biến gen gây hại mà bố mẹ có thể truyền lại cho con cái, khiến nguy cơ ung thư di truyền cao hơn so với ở những người không mang gen đột biến.
Theo thống kê gần đây (10/2017) của Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ), có khoảng 10% tỷ lệ bệnh ung thư phát sinh từ yếu tố di truyền, ảnh hưởng trực tiếp đến những rối loạn trong cơ thể khiến một cá nhân có khả năng cao mắc bệnh ung thư.
Mục lục
Ung thư có di truyền không?
Trước hết, chúng ta phải biết, ung thư là hiện tượng tế bào phát triển và phân chia liên tục bất thường không ngừng nghỉ, dẫn đến sự hình thành các khối u trong cơ thể. Nguyên nhân cho hiện tượng này thường do hai yếu tố chính: đột biến di truyền và đột biến mắc phải. Cụ thể hơn, người mang đột biến gen gây ung thư dù sống cùng môi trường với người không mang gen sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn hoặc sớm hơn so với độ tuổi trung bình của bệnh. Do vậy, câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ là “Có, ung thư có khả năng di truyền cho thế hệ sau”.
Các loại ung thư nào có nguy cơ di truyền?
Tùy từng loại ung thư, tỷ lệ cá nhân mang gen đột biến mắc bệnh cũng sẽ khác nhau. Trong một nghiên cứu mới về di truyền, các nhà khoa học Mỹ từ Đại học Washington đã công bố có ít nhất 12 loại ung thư di truyền.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết về một vài loại ung thư phổ biến, cụ thể là ung thư vú, ung thư đại trực tràng, và ung thư phổi. Đồng thời, ta cũng sẽ nói về khả năng mắc bệnh do yếu tố di truyền của nó để hiểu được, có phải cứ mang gen di truyền là sẽ mắc bệnh hay không.

Ung thư vú
Đầu tiên, chúng tôi đề cập đến ung thư vú, vốn rất phổ biến không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam khi mà tỉ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng. Theo thống kê trung bình, cứ 100 người bình thường sẽ có 12 người mắc bệnh ung thư vú. Và có 22% khả năng bạn sẽ mắc bệnh trong trường hợp gia đình bạn (trực hệ) có nhiều hơn 1 người mắc bệnh (đặc biệt ở độ tuổi sớm). Bên cạnh đó, khi bạn có mang gen đột biến này và kết hợp với một vài yếu tố nguy cơ khác, nguy cơ mắc ung thư vú trước tuổi 50 của bạn sẽ là 87%.
Ung thư đại trực tràng
Đối với ung thư đại trực tràng, nghiên cứu gần nhất tại Việt Nam (Hà Nội), trong 100 người sẽ có 6 người được phát hiện có các khối polyp (khối u) trong đại trực tràng (ung thư giai đoạn 1). Nếu gia đình (trực hệ, họ hàng gần) của bạn có nhiều hơn 1 người mắc ung thư đại trực tràng, thì có đến 30-40% khả năng bạn sẽ phát triển bệnh trong tương lai. Có nhiều loại đột biến liên quan đến sự phát triển của ung thư đại trực tràng, và tùy theo đó, chúng ta có thể xác nhận khi bạn mang đột biến, tỉ lệ mắc bệnh trung bình là 8% hoặc có thể lên đến 90%. (https://www.fascrs.org/patients/disease-condition/hereditary-colorectal-cancer-0)
Ung thư phổi
Như biểu đồ được thể hiện ở trên, chúng ta có thể biết được tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi do di truyền là khoảng 8% so với tổng số trường hợp mắc bệnh. Bên cạnh các yếu tố môi trường sống như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, … đột biến di truyền cũng có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một nghiên cứu gần đây (2/2017) tại Trung Quốc cho thấy, nếu trong gia đình (trực hệ) có tiền sử mắc bệnh, thì nguy cơ phát triển bệnh của các thành viên cao gấp 50 lần so với các cá nhân không có tiền sử mắc bệnh của gia đình. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy khả năng mắc bệnh ung thư phổi của nữ trong gia đình sẽ cao hơn nam rất nhiều và vẫn đang trong quá trình xác định nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này.
Hiểu biết nguy cơ ung thư di truyền để làm gì?
Di truyền vốn là yếu tố cố định trong quá trình phát triển của con người, tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, nó cũng sẽ xảy ra những sai sót (hầu hết mang tính chất tiêu cực) trong bộ gen. Hiểu được chính xác chuyện gì đang xảy ra ngay từ bên trong cơ thể là cách tốt nhất để có được những thay đổi kịp thời, cần thiết, nhằm phòng tránh các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe bản thân.
Ung thư không phải là một căn bệnh nan y không để chữa trị, y học hiện nay đã rất phát triển để giúp con người đương đầu với các vấn đề tưởng chừng là điều không thể trước kia. Tuy nhiên, mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều không chỉ cho cá nhân bạn, mà còn cho cả xã hội, nếu bạn biết tầm soát, phòng ngừa ngay từ lúc nó chưa xảy ra.
Đọc thêm:
- Hội chứng Lynch và ung thư đại trực tràng di truyền
- Khi nào chị em cần cân nhắc xét nghiệm ung thư vú?