Dấu hiệu sớm nhận biết ung thư đại trực tràng. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh?
Ung thư đại trực tràng đứng thứ tư (đối với nam) và đứng thứ hai (đối với nữ) trong các loại ung thư thường gặp ở Việt Nam.
Trung bình cứ 100 người thì có 6 người mắc phải căn bệnh này.
Và theo thống kê của Hiệp hội ung thư Việt Nam, có đến 8768 ca bệnh mới được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng và 5796 trường hợp tử vong mỗi năm.
Mục lục
- 1 Ung thư đại trực tràng – Kẻ giết người thầm lặng
- 2 Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư đại trực tràng
- 3 Ai có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng?
- 4 Tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng – Kẻ giết người thầm lặng
Ung thư đại trực tràng bao gồm ung thư đại tràng và ung thư trực tràng. Đây là căn bệnh ung thư nguy hiểm và phổ biến, với tỉ lệ tử vong cao do phát hiện muộn.
Ung thư đại trực tràng diễn biến rất chậm, hầu như không có dấu hiệu cụ thể ngay từ giai đoạn đầu (có thể từ 5-10 năm). Dấu hiệu sớm nhất của ung thư đại trực tràng là sự xuất hiện và phát triển của các polyp trong đường ruột.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cứ có polyp thì đều được chẩn đoán là ung thư đại trực tràng. Đa phần các polyp giai đoạn đầu có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Polyp có kích thước càng lớn thì nguy cơ ung thư càng cao. Cho nên, dù không phải trường hợp polyp nào cũng dẫn đến bệnh ung thư, nhưng đây là dấu hiệu sớm nhất của ung thư đại trực tràng. Vì vậy vẫn cần phải lưu ý.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân thường chủ quan, bỏ qua các triệu chứng ban đầu. Để đến khi có những biểu hiện lâm sàng ngày một nghiêm trọng thì diễn biến bệnh đã đến giai đoạn 2, thậm chí là giai đoạn 3 – di căn, gây khó khăn trong việc điều trị.
Do vậy bệnh nhân cũng cần lưu ý đến những biểu hiện bất thường dưới đây để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng và từ đó có những phương pháp can thiệp kịp thời.
Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư đại trực tràng
Theo Trung tâm điều trị ung thư (Mỹ), biểu hiện của ung thư đại trực tràng chủ yếu chia làm hai loại: cục bộ và toàn thân. Nếu bạn có bất kì biểu hiện nào dưới đây dù chỉ trong vài ngày, hãy liên hệ với các cơ sở y tế và bác sĩ để được chẩn đoán điều trị kịp thời.
Đối với những triệu chứng cục bộ, tức là bệnh sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan bị ảnh hưởng, trường hợp này là đại tràng và trực tràng.
1. Máu trong phân và chảy máu khi đi vệ sinh

2. Máu trong phân
Dấu hiệu thường thấy cho bệnh ung thư đại tràng hoặc trực tràng là máu trong phân. Tuy nhiên, mắt thường đôi khi không phát hiện được bất thường này.
Phân có thể có màu nâu hoặc đen khi máu đã khô. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào của máu trong phân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Xét nghiệm máu trong phân FOBT và các xét nghiệm bổ sung có thể giúp bác sĩ xác định nguồn gốc của máu và có hướng điều trị thích hợp.
3. Xuất huyết trực tràng

Chảy máu trực tràng là triệu chứng phổ biến của ung thư đại trực tràng. Máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc màu đỏ hồng trong bồn cầu có thể là dấu hiệu chảy máu trực tràng. Triệu chứng này thường được xem là dấu hiệu của trĩ, khiến cho việc phát hiện ung thư sớm trở nên khó khăn hơn.
Bất cứ ai bị chảy máu từ trực tràng nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn trên 40 tuổi, bác sĩ có thể sẽ đề nghị các xét nghiệm như nội soi đại tràng, xét nghiệm máu trong phân để loại trừ ung thư. Hiện nay, việc nội soi đại tràng có thể được thay thế bằng một xét nghiệm giúp tìm ra tế bào ung thư tuần hoàn (CTC) trong mẫu máu của bệnh nhân: Xét nghiệm máu CRC Protect.
4. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Giảm cân đột ngột thường là triệu chứng của một số loại ung thư bao gồm ung thư đại tràng. Bạn cần lưu ý khi cơ thể giảm khoảng 5 cân trở lên trong ít hơn sáu tháng mà không biết lý do.
Các tế bào ung thư sử dụng rất nhiều năng lượng của cơ thể, và hệ thống miễn dịch cũng cần năng lượng để chống lại căn bệnh này. Các tế bào ung thư làm thay đổi quy trình chuyển hoá năng lượng từ thực phẩm, điều này có thể gây giảm cân một cách đột ngột và nhanh chóng tùy theo diễn biến của bệnh.
5. Cơn đau bụng bất thường
Đau bụng là một triệu chứng thường thấy của nhiều bệnh khác nhau như trĩ, rối loạn tiêu hoá hay hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên nếu cơn đau của bạn mới xuất hiện, nghiêm trọng và kéo dài có thể báo trước bệnh ung thư.
Khối u ở đại tràng xảy ra ảnh hưởng đến thói quen ruột. Sự thay đổi này có thể dẫn đến co thắt, đầy bụng và đau bụng.
4. Thay đổi thói quen vệ sinh, phân mỏng, hẹp so với bình thường.
Polyp đại tràng là một khối tế bào nhỏ trên niêm mạc của đại tràng, có thể phát triển thành ung thư theo thời gian. Khi polyp biến thành ung thư, khối u có thể phát triển thành vật cản khiến phân có hình dạng hẹp hơn bình thường. Nếu bạn phát hiện phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì thì bạn cần đề cao cảnh giác.
Trạng thái của phân thay đổi liên tục
Sự xuất hiện khối u ở đại tràng cản trở việc thực hiện các nhiệm vụ như loại bỏ chất thải, hấp thu nước và chất dinh dưỡng. Những thay đổi mạnh mẽ về tình trạng của phân có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy nguy cơ mắc bệnh. Phân lỏng tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên cũng cần được để ý thăm khám.
5. Các triệu chứng toàn thân
Đối với những triệu chứng toàn thân, ung thư đại trực tràng diễn biến chậm nhưng cũng gây những khó chịu cho sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân ngay từ rất sớm.
- Mất cảm giác ngon miệng
- Buồn nôn, nôn mửa
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Vàng da, yếu và mệt mỏi
Các triệu chứng trên phụ thuộc rất nhiều vào vị trí khối u nguyên phát. Cụ thể hơn, nếu bạn có biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt không rõ nguyên nhân, khối u có thể nằm ở vị trí đại tràng lên. Nếu bạn bị táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên thì vị trí tập khối u có thể là ở đại tràng xuống và đại tràng sigma. Ngoài ra, khối u ở vị trí đại tràng sigma và trực tràng sẽ khiến bạn có biểu hiện đau bụng dữ dội và xuất hiện máu trong phân.
Do vậy, hiểu được tình trạng sức khỏe của bản thân sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ của bạn trong việc chuẩn bị phác đồ điều trị trong trường hợp kết quả chẩn đoán của bạn là dương tính với ung thư đại trực tràng.
Ai có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng?
1. Tuổi trung niên
Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng lên khi tuổi càng lớn. Người trẻ vẫn có thể mắc ung thư đại trực tràng nhưng nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều sau tuổi 40.
2. Bệnh nhân có tiền sử bệnh polyp và ung thư đại trực tràng
Trường hợp bệnh nhân có tiền sử bị polyp adenomatous (u tuyến), thì nguy cơ bị ung thư đại trực tràng của họ là cao hơn so với những người khác, đặc biệt đối với trường hợp polyp lớn, đa polyp, hoặc có polyp dị sản.
Nếu đã từng bị ung thư đại trực tràng và đã được phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn, nhóm bệnh nhân này vẫn có nhiều khả năng mắc ung thư mới ở các bộ phận khác của đại tràng và trực tràng. Nguy cơ này sẽ cao hơn khi bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng lần đầu tiên khi còn trẻ.
3. Người có tiền sử mắc các bệnh viêm loét đại tràng
Bệnh nhân bị các bệnh viêm ruột, bao gồm cả viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn thì nguy cơ ung thư đại trực tràng của họ sẽ tăng lên. Nguy cơ của nhóm người này cao hơn đến 30 lần so với người khỏe mạnh bình thường. Họ cần phải bắt đầu được sàng lọc ung thư đại trực tràng sớm hơn và thường xuyên hơn so với độ tuổi khuyến cáo (sau 40 tuổi).
4. Nhóm người thuộc chủng tộc có nguy cơ cao
Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng và tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các nhóm chủng tộc ở Hoa Kỳ. Lý do cho điều này hiện chưa được hiểu rõ bởi giới y khoa.
Ngoài ra thì còn có nhóm người Do Thái gốc Đông Âu (người Do Thái Ashkenazi). Đây là một trong những nhóm người có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao nhất trên thế giới.
5. Nhóm mắc hội chứng di truyền liên quan đến ung thư đại trực tràng
Một số hội chứng di truyền khiến nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn ở một số bệnh nhân so với người khác, bao gồm: hội chứng Lynch hay đặc biệ là bệnh đa polyp gia đình (Familial adenomatous polyposis – FAP).
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Thái, (Trưởng Khoa Phẫu thuật tổng hợp Bệnh viện K Trung ương). Thông thường, tất cả những bệnh nhân có polyp tuyến gia đình đều có nguy cơ ung thư trước 40 tuổi, không có bệnh nhân nào sau 40 tuổi mà không bị ung thư. (soha.vn)
Nếu gia đình bạn có thành viên có quan hệ huyết thống trực tiếp mắc bệnh ung thư đại trực tràng, thì những người trong gia đình sẽ có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn rất nhiều so với bình thường. Những trường hợp này cần được tầm soát sớm và thường xuyên hơn.
Tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư đại trực tràng
Tầm soát phát hiện bệnh ung thư nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng ở giai đoạn sớm là rất quan trọng. Bệnh nhân có hơn 90% tỉ lệ sống đối với việc phát hiện và điều trị ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cơ hội sống hơn 5 năm chỉ còn 6% nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Ngoài ra, bên cạnh vấn đề sức khỏe cá nhân, tầm soát ung thư đại trực tràng nhằm phát hiện và điều trị sớm còn giảm bớt gánh nặng kinh tế trong chi phí điều trị cho gia đình. Thống kê (2015) tại Việt Nam, sự chênh lệch trung bình của chi phí điều trị cho bệnh nhân giai đoạn đầu so với giai đoạn muộn lên tới 800-1000 lần, cho thấy rõ áp lực kinh tế không chỉ đối với gia đình bệnh nhân, mà còn toàn xã hội.
Xem thêm: Tầm soát và điều trị ung thư đại trực tràng
Nguồn: Unity Point